Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Chủ tịch Tp.HCM Nguyễn Thành Phong: Phải có giải pháp quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn cho DN bất động sản

Chủ tịch Tp.HCM Nguyễn Thành Phong: Phải có giải pháp quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn cho DN bất động sản
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Chủ tịch Tp.HCM Nguyễn Thành Phong: Phải có giải pháp quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn cho DN bất động sản

22-02-2020 - 09:01 AM Bất động sản

Chủ tịch Tp.HCM Nguyễn Thành Phong: Phải có giải pháp quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn cho DN bất động sản

Nỗi trăn trở lớn nhất hiện nay là thị trường BĐS ngày càng khó khăn, khắc nghiệt. Trong giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng chỉ đạt 4,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Riêng 10 tháng đầu năm 2019 ngành xây dựng tăng trưởng âm.

Chủ tịch UBND Tp.HCM nhấn mạnh tại buổi đối thoại với 36 doanh nghiệp BĐS trong sáng 22/2. Theo ông Phong, từ năm 2000 đến nay, BĐS được xác định là ngành chủ đạo của TP, tuy có những thăng trầm nhưng BĐS vẫn là lĩnh vực thu hút dòng tiền, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của TP.

Năm 2019 có 415.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có 15.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS. Xét về cơ cấu có 9.000 doanh nghiệp lớn, trong đó có 30% doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Tuy chỉ chiếm 2% tổng số doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp lớn (có vốn đăng kí trên 100 tỉ đồng) lại chiếm 70% số vốn đăng kí kinh doanh.

Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, TP sẽ tập trung mạnh vào phát triển các doanh nghiệp đầu ngành, nâng cao sức cạnh tranh của TP.

Có một thực tế và cũng là nỗi trăn trở của TP thời gian qua là các DN BĐS gặp nhiều khó khăn. “Các sở ngành phải thấy được rằng sự vất vả, khó khăn của DN BĐS là sự vất vả của TP. DN có phát triển được thì đó là sự thành công của TP. Theo đó, DN gặp khó khăn sở ban ngành phải chia sẻ, gặp khó khăn không nên càng tạo khó khăn hơn. Với tư cách là phục vụ DN, phục vụ nhân dân, tôi đề nghị các sở ban ngành phải có giải pháp quyết liệt hơn trên cơ sở làm đúng quy định của pháp luật”, ông Phong nhấn mạnh.

Trong năm 2019 chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư, giảm 24 dự án so với năm 2018. Điển hình có những dự án một năm không có câu trả lời với doanh nghiệp, hồ sơ vẫn nằm trên bàn. 

“Nếu không giải quyết được cũng phải trả lời doanh nghiệp để họ tìm cách chứ không thể kéo dài mãi được. Có những doanh nghiệp phải chống với lãi suất ngân hàng, rơi vào bế tắc, khó khăn chồng chất. Các sở ban ngành phải đặt vào vị trí của doanh nghiệp để thấu hiểu và chia sẻ”, ông Phong khẳng định.

Theo Chủ tịch TP, doanh nghiệp BĐS ngày càng khắc nghiệt, giai đoạn 2015-2019 tăng trưởng ngành chỉ đạt 4,3% thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Ở lĩnh vực xây dựng, 10 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng âm. Đến cuối năm 2019 ngành xây dựng sau khi được tháo gỡ tăng trưởng 1%, trong khi năm 2018 tăng trưởng 25%.

Ông Phong cho biết, trong quý 1/2020 TP sẽ ban hành chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có số vốn trên 100 tỉ đồng, cam kết làm việc hết mình để đảm bảo ổn định môi trường chính trị, quyền lợi thế chính đáng cho NĐT.

Hạ Vy

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp Biên dịch

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Microsoft công bố 3 tính năng mới hấp dẫn sắp xuất hiện trên ứng dụng Office mới

Dựa trên những phản hồi từ người dùng phiên bản beta trước đây, Microsoft đã thực hiện nhiều cải tiến trong phiên bản chính thức đầu tiên của ứng dụng Office mới. Một vài cải tiến trong số đó bao gồm khả năng hỗ trợ các dịch vụ lưu trữ bên thứ ba như Box, Dropbox, Google Drive, và iCloud; hỗ trợ template để giúp bạn tạo các tài liệu, bảng tính, và bài thuyết trình mới; cùng nhiều cải tiến về mặt hiệu năng tổng thể.

Cùng với công bố này, Microsoft còn "nhá hàng" 3 tính năng mới toanh sẽ sớm xuất hiện trên ứng dụng Office trong thời gian tới.

Biến giọng nói thành từ ngữ

Microsoft công bố 3 tính năng mới hấp dẫn sắp xuất hiện trên ứng dụng Office mới - Ảnh 1.

Word sẽ chuyển giọng nói của bạn thành từ ngữ, và sử dụng các câu lệnh giọng nói cùng các thanh công cụ đơn giản để dễ dàng áp dụng định dạng và các loại dấu câu phù hợp theo đúng nhu cầu của người dùng.

Chế độ xem theo thẻ trong Excel

Microsoft công bố 3 tính năng mới hấp dẫn sắp xuất hiện trên ứng dụng Office mới - Ảnh 2.

Cho phép người dùng xem và chỉnh sửa dữ liệu trên một hàng của một bảng tính Excel dưới dạng thẻ đơn giản và dễ hiểu. Bạn sẽ không phải kéo qua lại giữa các cột vốn kéo dài vượt quá phạm vi hiển thị của màn hình.

Soạn nội dung để PowerPoint tự động chuyển thành bài thuyết trình hoàn chỉnh

Microsoft công bố 3 tính năng mới hấp dẫn sắp xuất hiện trên ứng dụng Office mới - Ảnh 3.

Chỉ cần viết nội dung bài thuyết trình của bạn dưới dạng các gạch đầu dòng đơn giản, PowerPoint sẽ biến nó thành các slide thuyết trình hoàn chỉnh, với đầy đủ phong cách, định dạng, và các biểu tượng phù hợp với nội dung bạn đã soạn sẵn.

Bạn có thể tải về ứng dụng Office mới từ  Apple App Store  hoặc từ  Google Play Store .

Tham Biên dịch khảo: MSPowerUser

Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội

Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội

22-02-2020 - 10:43 AM Thời sự

Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội

Hàng trăm công nhân ngày đêm thi công đường vành đai 3 đi thấp vượt hồ Linh Đàm (Hà Nội), tuyến khép kín kết nối đường Nguyễn Xiển và nút giao Giải Phóng - Ngọc Hồi. Dự án được kỳ vọng giảm tình trạng ùn tắc tại cửa ngõ phía Nam và đáp ứng nhu cầu đi lại lớn của người dân.

Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 1.
Dự án tuyến vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 10/2018 với tổng chiều dài 541m, mỗi bên đường rộng 13m. UBND TP Hà Nội giao Ban Quản lý dự án Công trình giao thông thực hiện từ tháng 12/2019. Dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành, di vào sử dụng.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 2.
Cầu vượt hồ Linh Đàm có gói thầu thi công cầu, đường, đảm bảo ATGT, trồng cây xanh với tổng mức đầu tư trên 222 tỷ đồng.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 3.
Để thực hiện dự án, liên danh nhà thầu lắp hệ thống cọc thép ngăn đôi hồ Linh Đàm, đồng thời sử dụng nhiều máy bơm công suất lớn hoạt động 24/24h bơm thoát nước đảm bảo khu vực thi công khô ráo.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 4.
Ghi nhận của phóng viên ngày 21/2, hàng trăm công nhân làm việc tại công trường, thực hiện nhiều hàng mục hoàn thành khoan cọc nhồi. Theo đó, liên danh nhà thầu đã thực hiện khoan được 90/118 cọc nhồi, 20/31 trụ cầu. 
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 5.
Kỹ sư xây dựng làm việc trên các trụ cầu đã được hoàn thiện để thực hiện các bước thi công tiếp theo như dự kiến.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 6.
Các mố cầu, trụ cầu đang được gấp rút đúc bê tông đảm bảo tiến độ thực hiện. Khi hoàn thiện, cầu vượt hồ cũng có nút giao kết nối từ đường vành đai 3 dưới thấp lên vành đai 3 trên cao đi cao tốc Pháp Vân và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 7.
Công nhân làm việc trên mặt hồ Linh Đàm đã được ngăn nước.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 8.
Cận cảnh hệ thống cọc chắn nước và vật liệu thi công trong công trình cầu đường vượt hồ Linh Đàm.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 9.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Hoàng Đình Hiếu, đại diện liên danh 3 nhà thầu thi công cho biết, để thực hiện đúng tiến độ, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên ngành sớm giải phóng mặt bằng, huy động nhân lực, vật lực ngày đêm triển khai từng hạng mục. Dù công trình không gặp khó về giải phóng mặt bằng tuy nhiên, việc thi công trên mặt hồ có nhiều thách, thức khó khăn. Do đó, đơn vị cũng được nhiều cơ quan hỗ trợ, phối hợp tốt để đảm bảo tiến độ thi công.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 10.
Ông Hiếu cho biết, dự án được UBND TP Hà Nội kỳ vọng sẽ là điểm kết nối giữa vành đai 3 (đường Nguyễn Xiển) với nút giao Linh Đàm - Giải Phóng - Ngọc Hồi. Cầu vượt hồ sẽ giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm.
Cận cảnh công trình cầu vượt hồ Linh Đàm xóa điểm ùn tắc lớn nhất Hà Nội - Ảnh 11.
"Cầu vượt hồ Linh Đàm sẽ khép kín đồng bộ tuyến đường vành đai 3 khu vực hữu ngạn sông Hồng, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại và hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội)", ông Hiếu nói.


Theo Mạnh Thắng - Nguyễn Hoàn

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên